fbpx

Tổng Quan Du Học Mỹ 2024

1. Có nên du học Mỹ hay không?

Theo thống kê, hiện nay, có khoảng hơn 1 triệu du học sinh quốc tế đang theo học tại các bậc học của Mỹ. Con số đó chứng tỏ rằng Mỹ sức hút của Mỹ là vô cùng lớn đối với học sinh và sinh viên. 

1.1. Ưu điểm của du học Mỹ

Chất lượng giáo dục cao

Mỹ có chất lượng giáo dục cao đi kèm với đó là hàng loạt các trường Đại học đứng đầu bảng xếp hạng thế giới như Đại học Harvard, Đại học Stanford,… Ngoài ra, Mỹ còn đào tạo đa dạng các ngành học với hệ thống kiến thức được kiểm duyệt vô cùng nghiêm ngặt.

Bằng cấp được công nhận toàn cầu

Bất cứ trường Đại học nào của Mỹ cũng cấp bằng cử nhân được công nhận toàn cầu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho du học sinh Mỹ khi muốn quay về nước của mình để làm việc và sinh sống. Người có bằng tại các trường tại Mỹ luôn được nhà tuyển dụng trong nước và các tập đoàn đa quốc gia săn đón với mức lương hậu hĩnh và đãi ngộ tốt.

Trải nghiệm nền văn hóa đa dạng, độc đáo

Hơn nữa, Mỹ có tổng 50 khu tiểu liên Bang và 1 đặc khu liên Bang (gồm 48 tiểu Bang lục địa), cùng với vô số chủng tộc như người bản địa, người da màu, người châu Á định cư – tạo nên một nền văn hoá vô cùng đa dạng và phong phú. Khi sinh sống tại đây, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, do đó, cải thiện được những kinh nghiệm sống, kiến thức thực tiễn và mở rộng vốn hiểu biết của bản thân.


1.2. Nhược điểm của du học Mỹ

Tuy nhiên, du học Mỹ cũng có vài nhược điểm mà bạn cần cân nhắc.

Học phí – Chi phí sinh hoạt đắt đỏ

Mỹ có GDP (danh nghĩa) đứng thứ 7 thế giới, vì vậy, mức sống của người dân tương đối cao với các khoản chi tiêu đắt đỏ, trong đó có học phí. Vấn đề này cũng là rào cản lớn nhất của các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam khi muốn theo học tại quốc gia này, bởi khả năng tài chính của hầu hết gia đình Việt Nam không đủ để chi trả.

Khác biệt văn hóa

Không những thế, chính sự đa dạng văn hoá cũng gây nên bất lợi đối với du học sinh. Khác biệt về văn hoá giữa phương Đông và phương Tây cũng là một rào cản lớn khiến cho du học sinh Việt Nam khó hòa nhập và thích nghi với môi trường ở Mỹ. Ví dụ, người Mỹ luôn dùng dĩa và thìa khi ăn thay vì đũa như người Việt Nam, điều này sẽ khiến cho du học sinh Việt Nam phải luyện tập khá lâu mới có thể quen được.

2. Điều kiện du học Mỹ

Để du học Mỹ, bạn cần đáp ứng một số điều kiện tiên quyết mà Chính phủ Mỹ yêu cầu, cụ thể như sau:

2.1. Yêu cầu về tiếng Anh

Yêu cầu về tiếng Anh là bắt buộc đối với những bạn có mong muốn du học Mỹ. Từng cấp bậc và trường học sẽ có những yêu cầu riêng, cụ thể:

  • Bậc THPT: Chứng chỉ IELTS thấp nhất 5.0 với 4 kỹ năng, đạt trên 45 điểm bài thi tiếng Anh SLEP (The Secondary Level English Proficiency) hoặc qua bài thi tiếng Anh đầu vào của trường bạn theo học.
  • Bậc Đại học: IELTS không thấp hơn 6.0 đối với cả 4 kỹ năng hoặc TOEFL 68 điểm. Tuy nhiên, để có thể vào học tại trường có rank cao hoặc có nhiều lựa chọn hơn, bạn cần đảm bảo IELTS từ 6.5 trở lên.
  • Bậc Cao đẳng: Yêu cầu mức điểm thấp hơn, với 5.5 IELTS hoặc 61 TOEFL.
  • Bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ: Cần đạt IELTS tối thiểu 6.5 hoặc TOEFL 79.

Tuy nhiên, mức điểm trên là điều kiện để bạn có thể vào học những khoá học chính ngay khi đi du học. Ngoài ra, chính phủ Mỹ vẫn tạo điều kiện cho các bạn có trình độ tiếng Anh thấp đăng ký và hoàn thành khóa học tiếng Anh tại đất nước này trước khi vào học chính thức. Tuy nhiên, bạn nên học tiếng Anh tại Việt Nam để vừa giảm thiểu được chi phí cũng như đảm bảo tỷ lệ đỗ Visa cao nhất. Đồng thời, việc này cũng giúp bạn nhanh chóng hòa nhập và tiếp thu kiến thức dễ dàng khi đi du học.

2.2. Yêu cầu về học lực

Thông thường, để có thể theo học tại các trường ở Mỹ, bạn cần phải đạt mức điểm tối thiểu là 6.5 (trên trung bình). Tuy nhiên, do mức độ cạnh tranh khi du học Mỹ rất cao, để tăng cơ hội thành công, bạn nên chuẩn bị một số hồ sơ học tập đẹp và cần đạt điểm từ mức khá trở lên (trên 7.5).

Tuy nhiên, mỗi bậc học, ngành học và trường học sẽ có những yêu cầu riêng về học lực. Chẳng hạn, đối với một số trường Đại học top đầu như Massachusetts Institute of Technology, University of Chicago, Stanford University,…bạn sẽ phải hoàn thành và vượt qua các bài thi đầu vào như GRE (The Graduate Record Examination), bài thi SAT (Scholastic Assessment Test – bài kiểm tra năng lực học tập), GMAT (Graduate Management Admission Test)…Do vậy, bạn nên tìm hiểu trên Website của các trường bạn muốn theo học để nắm bắt thông tin một cách rõ ràng nhất.

2.3. Điều kiện tài chính

Mỹ là quốc gia với mức sống tương đối đắt đỏ, vì vậy điều kiện tài chính để đi du học Mỹ cũng được yêu cầu cao hơn so với quốc gia khác. Để hoàn thành việc xin visa du học Mỹ, bạn cần làm thủ tục chứng minh tài chính nhằm đảm bảo bạn và gia đình có đủ khả năng để trang trải trong suốt quá trình du học.

Thông thường, bạn cần chứng minh số dư trong tài khoản tối thiểu hoặc nhiều hơn mức học phí và sinh hoạt phí của năm học đầu tiên bằng biểu mẫu I-20. Tuy nhiên, để tăng khả năng chứng minh tài chính thành công, bạn nên có số dư tài khoản gấp khoảng 1.5 lần so với số tiền nộp học yêu cầu.

Chi phí trung bình đối với mỗi cấp học hoặc từng khu vực là khác nhau, do đó, bạn có thể tham khảo điều kiện du học Mỹ để có những thông tin chi tiết hơn bạn nhé!

3. Thủ tục xin Visa du học Mỹ

Thủ tục xin visa du học Mỹ tương đối phức tạp và nhiều quy trình, vì vậy, bạn nên tham khảo những điều sau:

3.1. Giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị

Trước tiên, để xin visa du học Mỹ, bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ và hồ sơ như sau:

Giấy tờ cần thiếtGiấy tờ hỗ trợ
Mẫu Đơn xin Thị thực Không Định cư Điện tử (DS – 160)
Hộ chiếu có hiệu lực ít nhất 6 tháng
Ảnh thẻ 5x5cm (không lấy ảnh chụp từ quá lâu)
Biên lai chứng minh đã thanh toán lệ phí
Đơn xin Thị thực không định không hoàn lại, trị giá $160 USD
Mẫu đơn I-20 đã có xác nhận của trường tại Mỹ
Biên lai lệ phí SEVIS (Hệ thống Theo dõi Sinh viên và Khách Trao đổi)
Giấy tờ thể hiện sự ràng buộc về mặt tài chính đối với đất nước của bạn, nhằm đảm bảo bạn sẽ trở về quốc gia của mình sau khi hoàn thành chương trình học tại Mỹ
Chứng minh tài chính đảm bảo bạn có thể thanh toán mọi chi phí cho năm học đầu tiên tại Mỹ
Nếu gia đình là người hỗ trợ tài chính, cần mang theo minh chứng với người hỗ trợ
Các giấy tờ học thuật: học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS, TOEFL,…), chứng nhận, các bằng cấp đi kèm

Bạn có thể tham khảo thủ tục xin visa du học Mỹ từ A – Z cực đơn giản để tìm hiểu thật kỹ về các loại giấy tờ bạn cần chuẩn bị và quy trình xin visa thực tế nhé!

3.2. Quy trình xin Visa du học Mỹ

Mặc dù thủ tục làm Visa đi du học Mỹ khá phức tạp, tuy nhiên quy trình xin Visa lại tương đối rõ ràng với các bước như sau:

Bước 1: Điền vào Form I- 20, hoàn tất mẫu đơn xin visa du học Mỹ.

Bước đầu tiên, bạn cần hoàn thành mẫu Form I – 20 dành cho những du học sinh không định cư được cấp do trường học bên Mỹ. Và tiếp tục hoàn thành đơn xin thị thực không định cư Mỹ (Form DS – 160).

Bước 2: Đóng phí xin visa, phí SEVIS

Tại đây bạn cần đóng các loại phí, cụ thể:

– Phí xin Visa $160 USD (~ 4 triệu VNĐ).

– Phí SEVIS $350 USD (~ 8.5 triệu VNĐ).

Lưu ý, những khoản tiền trên đều thanh toán bằng tiền Việt.

Bước 3: Đặt lịch hẹn phỏng vấn xin Visa

Sau khi hoàn thành các mẫu đơn, khoản phí, bạn cần hẹn lịch phỏng vấn qua Website CGI Federal.

Bước 4: Phỏng vấn xin Visa tại đại sứ quán

Bạn cần tham gia buổi phỏng vấn vào đúng ngày hẹn tại bước 3 và mang theo tất cả các giấy tờ được yêu cầu. Trong buổi phỏng vấn, Lãnh sự quán sẽ quan tâm về chương trình, kế hoạch, mục tiêu học tập của bạn. Vì vậy, để đảm bảo khả năng đỗ visa, bạn nên chuẩn bị lộ trình học và tinh thần tự tin.

Trên đây là quy trình 4 bước xin Visa đi du học Mỹ, quá trình xét duyệt hồ sơ sẽ diễn ra trong khoảng từ 2 – 2.5 tháng. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ yêu cầu cũng như tinh thần thật thoải mái và tự tin để vượt qua bạn nhé!

4. Hồ sơ xin thư mời nhập học tại Mỹ

  • Hồ sơ du học Mỹ hoàn chỉnh gồm những giấy tờ sau:
  • Mẫu đơn xin nhập học theo đơn được cấp từ phía nhà trường.
  • Bản sao hộ chiếu.
  • Bảng điểm hoặc học bạ các cấp đã học được dịch sang tiếng Anh.
  • Chứng chỉ tiếng Anh được (IELTS, TOEFL, Duolingo,…)
  • Xác nhận của các bài thi chuẩn hóa quốc tế nếu có như SAT, ACT,… Tuỳ trường có thể yêu cầu bắt buộc hoặc không.
  • Bài luận cá nhân tùy từng trường yêu cầu: Chủ đề theo yêu cầu của từng trường.
  • Thư giới thiệu: Điều kiện bắt buộc đối từng trường Đại học, được viết bởi các giáo viên trong trường nhằm hiểu hơn về tính cách và khả năng đóng góp của bạn với môi trường cũ. Thông thường, bậc Cao đẳng tại Mỹ sẽ không yêu cầu thư giới thiệu.

Như vậy, hồ sơ du học Mỹ tương đối phức tạp so với các quốc gia khác và yêu cầu về giấy tờ xác minh cũng như bằng cấp cũng nghiêm ngặt hơn hầu hết quốc gia Châu Á. Tuy nhiên, những trường có thứ hạng càng cao thì yêu cầu càng phức tạp, do vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng yêu cầu của trường mình.

5. Chi phí du học Mỹ mới nhất

Để có cơ hội học tập và trải nghiệm tại Mỹ, bạn cần chuẩn bị những khoản phí như sau:

5.1. Học phí du học Mỹ

Hoa Kỳ ban hành các tiêu chuẩn chung về các loại học phí, vì vậy, mức học phí còn phụ thuộc vào quy định của từng trường. Học phí sẽ thay đổi dựa trên nhiều yếu tố như địa điểm của trường, xếp hạng của trường, ngành bạn theo học,…. Khoản học phí phải đóng dự kiến như sau:

  • Trung học: 20.000 – 50.000 USD/năm
  • Cao Đẳng: 7.000 – 12.000/ năm
  • Hệ đại học: 12.000 – 50.000 USD/năm
  • Chương trình Thạc sĩ: 15.000 – 35.000 USD/năm
  • Chương trình Tiến sĩ: 20.000 – 40.000 USD/năm
  • Mức phí trên chỉ mang tính chất tham khảo bởi còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nhau.

5.2. Chi phí sinh hoạt

Ngoài học phí, bạn sẽ phải chi trả chi phí sinh hoạt phí, tại Mỹ, các khoản sinh hoạt phí cũng tương đối đắt đỏ, ước lượng như sau:

Hạng mụcChi phí
Chi phí nhà ở10.000 – 20.000 USD/năm (~ 240 – 480 triệu VND/năm)
Chi phí đi lại1.080 – 1.560 USD/năm (~ 26 – 37 triệu VND/năm)
Chi phí ăn uống300 – 500 USD/tháng (~ 7 – 12 triệu VND/tháng)
Bảo hiểm y tế2.000 USD/năm (~ 48 triệu VND)
Mạng internet20 USD/tháng (~ 480.000 VND)
Điện, nước, gas500 – 600 USD/tháng (~ 12 – 14.5 triệu USD/tháng)
Chi phí khác50 – 200 USD/tháng (~ 1 – 4 triệu USD/tháng)
Tổng23.000 – 45.000 USD/năm (~ 550 triệu – 1 tỷ 1 VND/năm)

Các khoản chi phí trên không cố định mà phù thuộc nhiều vào nhu cầu và mục đích cá nhân. Tuy nhiên, mức phí sinh hoạt tại Mỹ khá đắt đỏ so với các quốc gia khác như New Zealand, Canada, Hàn,…

6. Du học Mỹ nên học ngành gì?

Chương trình học của Mỹ đào tạo với đa dạng các ngành học, hầu hết ngành nào cũng có tuy nhiên không phải ngành học nào cũng phát triển. Dưới đây là top 5 ngành học được đánh giá tốt nhất nước Mỹ, cụ thể như sau:

  • Khoa học máy tính: Ngành học phát triển bậc nhất nước Mỹ, phù hợp với những người đam mê với IT và công nghệ với mức lương khởi điểm cực cao, tuy nhiên sự chọn lọc cũng cao hơn các ngành khác.
  • Truyền thông: Chuyên ngành này đang là ưu thế phát triển hàng đầu hiện nay, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực như kinh doanh, quảng cáo, báo chí, tổ chức các sự kiện,…
  • Chính trị: Nghe có vẻ rất xa lạ dành cho du học sinh, tuy nhiên ngành học này lại cực kỳ thú vị. Ngành học này mở ra các cơ hội để làm các nghề như luật sư, chính khách, nhà báo,…
  • Kinh doanh: Tiềm lực ngành này vô cùng rộng mở, bạn có thể làm cho các doanh nghiệp lớn hoặc tự thân khởi nghiệp với mức lương khá hậu hĩnh.
  • Kinh tế: Ngành kinh tế sẽ được đào tạo các kiến thức mang tính vĩ mô hơn, sinh viên được trau dồi kiến thức về quy luật trao đổi hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá,…

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu 5 ngành học phổ biến khi đi du học Mỹ để có thể hiểu rõ hơn về từng ngành cũng như cơ hội cho mỗi ngành nghề, từ đó chọn cho mình được ngành nghề phù hợp nhất.

7. Chính sách cho du học sinh Mỹ

Thông thường, du học sinh Mỹ không được phép làm thêm trong quá trình học như các quốc gia khác, nhằm để du học sinh đạt được kết quả cao nhất. Tuy nhiên, nếu du học sinh làm các công việc tại khuôn viên trường học thì sẽ được chấp nhận.

Các công việc có thể tham khảo làm như:

  • Trông coi, giám sát thư viện : 13.75 USD/giờ.
  • Trợ giảng: 12 – 16 USD/giờ.
  • Trợ lý văn phòng khoa: 15- 16.5 USD/giờ.
  • Trợ lý nghiên cứu: 15 – 16 USD/giờ.

Ngoài ra, theo những chính sách đổi mới những năm gần đây, du học sinh nếu muốn làm thêm bên ngoài khuôn viên nhà trường cần phải xin OPT hoặc CPT.

8. Cơ hội nghề nghiệp sau khi du học tại Mỹ

Du học Mỹ mở ra cơ hội nghề nghiệp rất lớn dành cho du học sinh bởi bằng Cử nhân tại Mỹ được công nhận rộng rãi trên khắp thế giới và giá trị bằng cao hơn so với các quốc gia khác. Khi du học tại Mỹ, ngoài các kiến thức học thuật, sinh viên còn được trải nghiệm và đào tạo các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao vốn hiểu biết thực tế.

Đối với những bạn có nhu cầu định cư và làm việc tại Mỹ, cơ hội cũng tương đối rộng mở cho các bạn nhưng bạn cần phải thực sự có năng lực đối với chuyên môn của mình. Mỹ có những ngành đang thiếu hụt nhân lực như chăm sóc sức khoẻ, kiến trúc xây dựng, kỹ thuật máy tính, lập trình, nông nghiệp,…Bạn có thể theo học các ngành trên để mở rộng hơn cơ hội nghề nghiệp của mình và tìm được một công việc tại Mỹ.

Đối với những bạn có nhu cầu quay trở về Việt Nam, không ngạc nhiên mấy khi du học sinh Mỹ luôn được các nhà tuyển dụng trong nước săn đón với mức lương khởi điểm từ 1.000 – 2.000 USD/tháng. Không những thế, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn làm việc tại các công ty đa quốc gia hoặc khởi nghiệp với vốn kiến thức tích lũy được khi đi học. Rất nhiều người du học Mỹ đã thành công khi quay trở về nước.

9. Cơ hội định cư sau tốt nghiệp khi du học Mỹ

Tuỳ vào từng loại visa mà thời gian, bạn sẽ được phép ở lại Mỹ là hoàn toàn khác nhau. Nếu du học Mỹ theo diện visa F1 thời gian tối đa bạn được ở lại là 60 ngày, còn đối với M1 và J1 chỉ được 30 ngày. Để có cơ hội định cư lâu dài sau khi tốt nghiệp du học Mỹ, bạn có thể tham khảo những cách sau:

  • Thị thực lao động: Có rất nhiều các loại thị thực khác nhau và thời gian ở lại cũng khác nhau, tuy nhiên cách này không dễ đối với những sinh viên mới ra trường bởi bạn cần được đảm bảo của một công ty.
  • Chương trình OPT: Chương trình yêu cầu bạn cần hoàn thành tối đa một năm đối với lĩnh vực mà bạn theo học. Nếu muốn định cư sau khi tốt nghiệp, bạn cần nộp đơn xin OPT ngay sau khi hoàn thành khóa học. Nếu bạn hoàn thành khóa học xuất sắc thì sẽ nhận được bảo lãnh H-1B và cuối cùng là có cơ hội chuyển sang dạng thẻ xanh.
  • Chương trình đầu tư EW hoặc EB5: Cách này có thể là dễ dàng nhất đối với du học sinh, bạn có thể dễ dàng lấy thẻ xanh tuy nhiên sẽ phải tốn kha khá tiền và điều kiện tiên quyết là bạn cần đảm bảo có thể bỏ ra khoản đầu tư tương đương 500.000 USD (sau đó số tiền này sẽ được hoàn lại).

10. Kinh nghiệm du học Mỹ

Để có thể đi du học Mỹ, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm du học Mỹ của cựu học sinh được IDP tư vấn như sau:

  • Kinh nghiệm tìm và chọn trường: Nên lập bảng để so sánh các trường, đầu tiên cần xem địa điểm của trường muốn theo học, cần trả lời câu hỏi muốn theo học ngành gì? Bạn nên làm các bài trắc nghiệm tính cách để tìm ra điểm mạnh và chọn được chuyên ngành bản thân yêu thích nhất.
  • Kinh nghiệm phỏng vấn Visa du học: Bạn có thể tham khảo và vạch ra các câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn, có thể tham khảo tại đây. Bạn nên trả lời ngắn gọn, chính xác, đúng trên hồ sơ sẽ cảm thấy Lãnh sứ quán tin tưởng hơn. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị kế hoạch học tập thật chi tiết để thuyết phục được người phỏng vấn. Và đặc biệt bạn nên chuẩn bị tinh thần thật thoải mái và tự tin nhất có thể.
  • Kinh nghiệm săn học bổng: Nên tìm hiểu học bổng qua các Website học bổng chính thức và ứng tuyển vào những vị trí học bổng thật sự phù hợp với bản thân. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến các trung tâm nhằm tìm ra được học bổng thích hợp nhất và con đường đạt được học bổng cũng ngắn hơn khi có người trực tiếp hướng dẫn.

Chia sẻ: