TUYỂN SINH DU HỌC NGHỀ ĐỨC NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
Dưới đây là các bước bạn nên lưu ý trong quy trình hồ sơ du học Pháp. Cụ thể:
Bước 1: Chọn ngành và tìm trường
Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất! Việc chọn một ngành học phù hợp với khả năng và nguyện vọng sẽ quyết định con đường du học tương lai của bạn. Bạn sẽ cần nghiên cứu thật kỹ bằng việc đọc và tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng của mình. Khi mới hình thành ý định du học, nhiều bạn xác định được ngành học mình muốn theo, nhưng cụ thể ngành học như thế nào thì vẫn là một câu hỏi lớn.
Thực chất khi nói về du học, các bạn thường đưa ra lựa chọn về một khối ngành chung như Kinh tế, Kỹ thuật hay Công nghệ thông tin, mà chưa đi sâu vào tìm hiểu hay và không nắm rõ được hướng hay mảng cụ thể mình muốn theo học. Do đó, việc tìm hiểu kỹ thông tin về nghề nghiệp mà mình muốn theo, và bằng cấp, chương trình nào sẽ cho phép mình làm được công việc đó, là việc thiết yếu để tìm ra ngành học phù hợp cho bản thân bạn.
Bước 2: Thi chứng chỉ ngoại ngữ
Đối với các bạn có nguyện vọng du học Pháp (cả về bậc Cử nhân hay Thạc sĩ), điều kiện tối thiểu để có thể đăng ký nộp hồ sơ là bạn phải có chứng chỉ tiếng phù hợp với chương trình học của bạn, bất kể là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Nếu bạn du học Pháp bằng tiếng Anh, bạn phải đạt tối thiểu 5.5 IELTS nếu muốn đăng ký học Cử nhân, và phải đạt tối thiểu 6.0 IELTS nếu muốn theo học Thạc sĩ bằng tiếng Anh tại Pháp. Trong khi đó, nếu là chứng chỉ TOEIC thì số điểm được khuyến nghị là trên 650 (không phải trường nào cũng cho chấp nhận bằng TOEIC). Một số trường cũng đòi hỏi bạn có trình độ tiếng Pháp A2 đi kèm, xong kể cả bạn có đi du học bằng tiếng Anh thì tốt nhất cũng nên đạt tiếng Pháp A2 để có thể giao lưu trong cuộc sống hàng ngày.
Nếu bạn du học Pháp bằng tiếng Pháp, ở bậc Cử nhân, B1 là điều kiện tối thiểu để theo học khối ngành Kỹ thuật, đa phần các trường đều yêu cầu B2 cho bậc Cử nhân, đặc biệt là nếu bạn muốn theo học các khối ngành khác như Xã hội, Kinh tế, Kiến trúc, Y dược, Hóa sinh… Các ngành liên quan đến ngôn ngữ thậm chí đòi hỏi C1 tiếng Pháp. Hiện nay, TCF là chứng chỉ được khuyến nghị bởi Campus France, nếu bạn đã có chứng chỉ DELF B2, DALF C1/C2 thì sẽ được miễn chứng chỉ TCF.
- Trên thực tế, có nhiều trường vẫn chấp nhận chứng chỉ B1 cho học sinh xin học đại học năm nhất, tuy nhiên tỉ lệ những trường này thường thấp và không chắc chắn, nên tốt hơn hết bạn nên cố gắng nắm trong tay tấm bằng B2 để có cơ hội được trường nhận cao hơn.
- Một số ngành đòi hỏi cao về ngôn ngữ như Truyền thông, Luật hay Xã hội – Nhân văn yêu cầu bạn phải đạt trình độ C1 để đăng ký xin học, vậy nên việc tìm hiểu thật kỹ về các tiêu chuẩn của ngành và trường học ở bước 1 ảnh hưởng rất nhiều đến bước tiếp theo này của bạn.
Nếu tiếng Pháp của bạn ở trình độ A2 trở lên, bạn có thể làm hồ sơ du học tiếng Pháp (học dự bị tiếng Pháp tại Pháp). Mặc dù các trường thường không có yêu cầu cụ thể cho trình độ đầu vào của sinh viên, nhưng A2 là điều kiện của Đại sứ quán để bạn xin được visa sang Pháp du học. Học dự bị tiếng tại Pháp hiện nay rất được ưa chuộng do những ưu thế mà chương trình này mang lại.
Bước 3: Tạo tài khoản và khai hồ sơ điện tử trên Campus France
Bước tiếp theo trong quy trình làm hồ sơ du học là việc khai hồ sơ điện tử trên website của Campus France (quy trình Études en France). Bạn cần hiểu thật kỹ xem chương trình bạn muốn theo học có nộp hồ sơ thông qua Études en France không.
Bởi lẽ, trên thực tế, có nhiều chương trình học tại Pháp không đòi hỏi học sinh khai báo hồ sơ qua hệ thống này, mà phải trực tiếp qua website hay nộp hồ sơ giấy đến cơ sở của họ. Cần lưu ý đến thời hạn nộp hồ sơ và chuẩn bị thật đầy đủ bộ hồ sơ du học của bạn.
Một bộ hồ sơ du học sẽ bao gồm:
- CV (Curriculum Vitae) – bản tóm tắt về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng công việc… dùng khi xin học, xin việc…
- Thư động lực (Lettre de Motivation) – là bức thư được viết với văn phong trang trọng để gửi tới đại diện xét tuyển của trường, bạn cần viết sao để họ bị thuyết phục và gật đầu chào đón bạn vào ngôi trường của họ.
- Học bạ THPT – thể hiện điểm THPT của bạn, đây sẽ là yếu tố quan trọng nhất khi hồ sơ của bạn hướng tới việc học Cử nhân.
- Bảng điểm đại học – nếu như bạn có ý định học Thạc sĩ tại Pháp, bảng điểm Đại học sẽ nắm vai trò quyết định thay vì học bạ THPT.
- Các thành tích học tập khác, ví dụ như giải huyện, giải tỉnh, giải Quốc gia…
- Chứng chỉ ngoại ngữ, nếu là tiếng Pháp thì là chứng chỉ TCF, DELF/DALF, nếu tiếng Anh thì là chỉ IELTS.
- Giấy tốt nghiệp THPT và giấy báo nhập học của một trường Đại học (nếu người làm hồ sơ đã học xong chương trình lớp 12).
- Giấy tốt nghiệp Đại học (nếu người làm hồ sơ đã học xong chương trình Đại học).
- Giấy chứng nhận thực tập/làm việc tại tổ chức đã đăng ký với nhà nước, có xác nhận và đóng dấu (nếu có thời gian thực tập/làm việc).
- Chứng chỉ hoạt động ngoại khóa, thiện nguyện, hoạt động xã hội (không cần nhiều, không có cũng không sao).
- Những thành tựu cá nhân khác.
- Giấy khai sinh.
(Lưu ý: Chỉ nên thêm vào hồ sơ của bạn các hoạt động có chứng chỉ đã hoàn thành).
Bước 4: Phỏng vấn với Campus France
Bước tiếp đến sẽ là phỏng vấn với đại diện của Campus France. Như đã lưu ý ở trên, bạn nên chú ý tới thời hạn Campus France đề ra và sắp xếp đặt lịch hẹn kịp thời. Cuộc phỏng vấn trong vòng khoảng 30 phút này sẽ bao gồm những câu hỏi nhằm xác minh thông tin cá nhân của bạn, về quá trình và kế hoạch học tập tương lai của bạn. Bạn sẽ cần nêu được động lực cá nhân thúc đẩy mong muốn du học tại Pháp, về việc chuẩn bị tài chính cũng như tâm lý khi sang học và sinh sống tại một đất nước xa xôi.
Mọi giấy tờ và hồ sơ của bạn cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ trước ngày phỏng vấn, tránh thiếu sót hay sai lệch thông tin gây mất thời gian, thậm chí phải đặt lại một lịch phỏng vấn khác để bổ sung hồ sơ của bạn.
Ngôn ngữ sử dụng trong buổi phỏng vấn có thể là tiếng Pháp hoặc tiếng Anh (tùy chương trình đăng ký học). Khi đến buổi phỏng vấn, bạn cần mang theo bộ hồ sơ công chứng và giấy tờ gốc đã chuẩn bị. Sau khi hoàn thành phỏng vấn, bạn sẽ được cung cấp giấy chứng nhận đã trải qua buổi phỏng vấn.
Bước 5: Nhận kết quả phản hồi từ trường
Sau khi phỏng vấn, Campus France sẽ gửi hồ sơ của bạn tới cho trường để xét tuyển và kết quả sẽ được trả về lần lượt, nếu trường thuộc nguyện vọng 1 của bạn chấp nhận, hồ sơ của bạn sẽ không được xét nguyện vọng sau nữa. Ngược lại, nếu nguyện vọng 1 trượt, lần lượt các nguyện vọng sau sẽ được xét tới.
Bước 6: Xin visa du học Pháp
Kể cả được trường nhận nhưng bạn không được cấp visa du học thì việc du học Pháp vẫn thất bại bình thường. Sau khi được trường tại Pháp nhận học thì bước tiếp theo bạn cần làm đó là xin visa du học Pháp. Visa hay còn gọi là Thị thực nhập cảnh – là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia nhằm xác nhận bạn được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian được xác định trước.Sau khi được trường nhận, bước cuối cùng bạn cần làm là đặt hẹn để xin visa từ Đại sứ quán Pháp.
Về cơ bản, bộ hồ sơ xin visa du học Pháp bao gồm:
- Mẫu đơn xin visa dài hạn điền đầy đủ theo mẫu
- 3 ảnh (nền trắng, cỡ 3,5cm x 4,5cm)
- Bản sao Hộ chiếu (còn hiệu lực hơn 6 tháng so với hiệu lực của visa)
- Giấy Khai sinh (dịch tiếng Pháp và công chứng)
- Giấy tờ chứng minh trình độ học vấn (bản sao bằng mới nhất, bằng tốt nghiệp THPT/Đại học, ..)
- Chứng chỉ tiếng Pháp
- Giấy báo nhập học/thi tuyển vào một trường của Pháp
- Giấy tờ chứng minh tài chính
- Giấy xác nhận nơi ở (tại Pháp)
Lưu ý: Thời hạn quy định để xin Visa là từ 15 ngày đến sớm nhất là 3 tháng trước khi bay, và trung bình thời gian nhận kết quả Visa sẽ là từ 15 ngày đến 1 tháng phụ thuộc vào từng trường hợp.
Sau khi hoàn tất mọi thủ tục về hồ sơ du học Pháp, thời gian trước ngày bay là lúc để bạn chuẩn bị tâm lý thật vững, luyện tập thêm ngoại ngữ và trau dồi kiến thức xã hội, chuẩn bị hành lý cá nhân và lên máy bay ở trạng thái tinh thần và sức khỏe tốt nhất.